• By: nghiatran
  • On:Tháng Mười Một 7, 2020
  • Không có phản hồi
Bể tuyển nổi hay bể DAF được viết tắt từ cụm từ Dissolved Air Flotation  là bể sử dụng để tách các chất rắn hòa tan như dầu mỡ
 các hạt rắn từ hỗn hợp chất lỏng dựa trên những thay đổi trong độ tán của khí áp khác nhau.
  • Khi bể tuyển nổi DAF hoạt động thì không khí được hòa tan dưới áp lực và bơm trực tiếp vào bể.
  • Khi vào bể, không khí áp suất cao sẽ tiến hành kết hợp với chất lỏng và trở thành hiện tượng siêu bão hòa kết hợp với các bong bóng khí có kích thước rất nhỏ.
  • Các bong bóng li ti dưới tác dụng của lực hấp dẫn sẽ bám vào các phân tử rắn lơ lửng trong nước và nổi lên bề mặt nước tạo thành lớp bùn mỏng.
  • Các hat rắn lớn hơn sẽ lắng xuống đấy hồ, được gom lại và hút ra ngoài bằng máy hút bùn.
Nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi
  • Quá trình tuyển nổi được thực hiện khi nước được đưa vào buồng khí bằng bơm áp lực cao
     nước vào không khí tiến hành hòa trộn nhau đến hiện tới hạn nước bão hòa không khí.
  • Khi đó nước bão hòa không khí chảy qua ngăn tuyển nổi , qua van giảm áp suất về áp xuất khí quyển một cách đột ngột.
  • Khí hòa tan sẽ được tách ra, bám dính cát hạt cặn nổi lên trên bề mặt bề.
Cấu tạo bể DAF

Bể tuyển nổi thường được cấu tạo bởi các thành phần như sau:
  • Bể thép không gỉ
  • Ổ đĩa phân phối khí và bơm
  • Chương trình kiểm soát chất lượng đa cấp.
  • Các ống phân phối khí tích hợp;
  • Cảm biến giám sát áp suất/ lưu lượng tương tự.
  • Thiết bị Giám sát mức độ bùn
  • Thiết bị Giám sát TSS
  • Bảng điều khiển cài đặt hệ thống tùy chỉnh.
Ứng dụng của bể tuyển nổi
  • Bể tuyển nổi không khí hòa tan DAF là bể được ứng dụng rất rộng rãi trong xử lý nước thải của nhiều lĩnh vực sản xuất.
  • Các hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy hóa dầu, cơ khí, giấy, và các ngành công nghiệp khác
     Quá trình tương tự như tuyển hòa tan là tuyển nổi bọt được ứng dụng nhiều trong ngành chế biến khoáng sản.
  • Trong một số ngành, khi không khí có nguy cơ là nguyên nhân gây cháy nổ thì phương pháp
     tuyển nổi hòa tan không sử dụng không khí mà chuyến qua sử dụng các loại khí khác như khí ni tơ để tạo bong bóng.
Thông số thiết kế bể DAF
  • Thời gian lưu nước tại bể: 20 – 60 phút
  • Tỉ số A/S (air/ sludge): 0,02 – 0,45
  • Thời gian lưu nước tại bồn khí tan: 0.5- 3 phút
  • Tải trọng bề mặt: 2- 350m3/m2/ngày
  • Áp lực khí nén: 3.5 -7atm
  • Lượng không khí tiêu thụ: 15 – 50l/m3.
  • Bể tuyển nổi được ứng dụng rất nhiều trong loại bỏ chất rắn sinh học trong nước thải rất hiệu quả.
  • Trong quá trình hoạt động bể có khả năng tạo ra nhiều bùn chất rắn và giảm thiểu bùn sinh học. Sản phẩm nước thải đầu ra trong hơn và chất lượng tốt hơn.
Ưu và nhược điểm của bể tuyển nổi DAF

Ưu điểm
  • Hiệu quả loại bỏ hàm lượng chất rắn lơ lửng cao: 90 -95%
  • Giảm được thời gian lắng, dung tích bể so với các công trình khác hoặc bể lắng
  • Có khả năng loại bỏ được các hạt cặn hữu cơ khó lắng
  • Quá trinh tuyển nổi kết hợp sử dụng hóa chất keo tụđem lại hiệu quả cao
  • Bùn cặn thu được có độ ẩm thấp, có thể tái sử dụng
Nhược điểm
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao , bảo dưỡng thiết bị phức tạp
  • Đòi hỏi công nhân vận hành phải đảm bảo kỹ thuật
  • Cấu tạo phức tạp, quá trình kiểm soát áp suất tương đối khó khăn

		   
Awesome Image

Lilly Anderson

Author

Denouncing pleasure and praising pain was born and I will give you a complete account of the system, and expound the actual teachings of that of the truth.