• By: Dương Bộ
  • On:Tháng Mười Một 16, 2020
  • Không có phản hồi
GIẤY PHÉP XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC   Giấy phép xả nước thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản, …có phát sinh nước thải nhằm đảm bảo nước thải sau khi xả vào nguồn nước vẫn bảo vệ chất lượng nguồn nước.
  1. Đối tượng cần xin giấy phép xả thải vào nguồn nước.
    • Tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đang có cơ sở, nhà máy,… đang hoạt động xả thải với lưu lượng 10 m3/ngày đêm đều bắt buộc lập báo cáo xả thải vào nguồn nước và xin cấp giấy phép xả thải. Và tùy theo quy mô, lưu lượng xả nước thải từ nhà máy, xí nghiệp,… vào nguồn nước mà cấp phê duyệt báo cáo xả thải khác nhau.
    • Đối với những cơ sở xả chất thải vào nguồn nước đạt lưu lượng 5.000m3/ngày đêm trở lên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cấp giấy phép xả thải. • Đối với những cơ sở xả chất thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5.000m3/ngày đêm thì Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương phê duyệt cấp giấy phép xả thải.
    • Lưu ý: Thời hạn của giấy phép xả thải không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không quá 5 năm. Ngay tại thời điểm xin gia hạn giấy phép xả thải cũ vẫn còn hiệu lực không ít hơn 3 tháng.
  2. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
    • Đơn đề nghị cấp giấy phép;
    • – Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
    • – Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải (Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ))
    • – Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
  Lưu ý: Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.      
  • Trình tự, thủ tục cấp phép:
Trình tự Thời gian thực hiện Hồ sơ, thủ tục Trường hợp chỉnh sửa/ bổ sung/ hồ sơ không hợp lệ/ …
      Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:   10 ngày (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình; Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
      Bước 2: Thẩm định đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp phép   30 ngày (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép; Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc; Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép 05 ngày Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.  
         
  1. Quy trình lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Bước Thực hiện
          1 Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, cư sở sản xuất.
  2 Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: chất thải rắn, khí thải, nước thải và tiếng ồn,… Tìm hiểu các loại chất thải khác sinh ra trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
3 Đánh giá, nhận xét về mức độ tác động từ các nguồn ô nhiễm
4 Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước  
5 Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải đang vận hành.
6 Thu thập mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, công ty,… và mang đến phòng thí nghiệm phân tích kỹ.
7 Mô tả công trình xử lý nước thải: chế độ xả thải, phương thức xả thải, lưu lượng xả thải,…
8 Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải,… các doanh nghiệp, nhà máy cùng thải ra 1 nguồn tiếp nhận trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải.
9 Nêu đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải như sông, kênh, suối, rạch,… tiếp nhận nước thải với chế độ thủy văn.
10 Nhận xét và đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận về cả tự nhiên lẫn kinh tế xã hội.
11 Lấy mẫu nước tại các con kênh, con rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm
12  Lấy mẫu nước tại sông tiếp nhận thải cuối cùng tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó mang đi phân tích.
13 Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải. Đánh giá tác động việc xả thải của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào nguồn nước.
14 Tạo bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước nhận với tỷ lệ 1/10.000. Tạo lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu phân tích.
15 Sau đó, lập hội đồng thẩm định kiêm phê duyệt hồ sơ xả thải cho cá nhân, đơn vị xin cấp giấy phép xả thải.
 
  1. Thời hạn giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Theo quy định tại Điều 21, nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước nhấn mạnh thời hạn giấy phép xả nước thải. Tuy nhiên, căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép. Doanh nghiệp phải thỏa mãn điều kiện gì mới được gia hạn giấy phép xả nước thải?
  • Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
  • Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
  • Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Doanh nghiệp đặc biệt lưu ý thời hạn giấy phép còn lại để gia hạn đúng thời gian. Trường hợp nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép trễ (dưới thời hạn 90 ngày tính tới thời điểm giấy phép hết hiệu lực), doanh nghiệp phải thực hiện hồ sơ xin cấp giấy phép mới. Kiểm tra hiệu lực giấy phép: Quý doanh nghiệp có thể kiểm tra thời hạn giấy phép ngay tại ngày ký của giấy phép.   Ví dụ: như giấy phép xả thải bên dưới được ký ngày 01/04/2019 với thời hạn 03 năm thì doanh nghiệp muốn gia hạn phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép tối thiểu trước ngày 01/12/2021.  
Awesome Image

Lilly Anderson

Author

Denouncing pleasure and praising pain was born and I will give you a complete account of the system, and expound the actual teachings of that of the truth.