• By: nghiatran
  • On:Tháng Mười Hai 7, 2020
  • Không có phản hồi

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá bởi nó chính là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật trên Trái Đất. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường đất trở thành vấn đề nghiêm trọng, cần được xử lý nhanh chóng, kịp thời trước khi quá muộn. Vậy ô nhiễm môi trường đất là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất ra sao? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Theo Wikipedia, Ô nhiễm môi trường đất là một phần của suy thoái đất khi có sự xuất hiện của hóa chất xenobamel hoặc những sự thay đổi khác trong môi trường đất tự nhiên. Những điều này xảy ra chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, hóa chất trong nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng quy định. Những hóa chất phổ biến nhất liên quan là hydrocarbon dầu mỏ, hydrocarbon thơm đa nhân, dung môi, thuốc trừ sâu,chì và một số kim loại nặng khác. Quá trình ô nhiễm môi trường đất này có tương quan với tốc độ, mức độ công nghiệp hóa cũng như cường độ của chất hóa học.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

1. Nguyên nhân tự nhiên

Ô nhiễm môi trường đất xảy ra do hàm lượng các chất tự nhiên có trong đất tăng lên và có thêm nhiều chất độc hại, vượt quá tiêu chuẩn cho phép khiến đất bị nhiễm độc. Cụ thể như sau:

+ Đất nhiễm mặn: Đa phần là do lượng muối trong nước biển, các mỏ muối, nước triều dâng lên cao hoặc do quá trình gley hóa trong đất sản sinh ra các độc tố gây hại cho đất.

+ Đất nhiễm phèn: Theo mạch nước ngầm, nước phèn di chuyển từ nơi khác đến khiến đất nhiễm sắt. 

2. Nguyên nhân do các hoạt động nông nghiệp

– Các loại hóa chất, thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp là tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bởi những độc chất tiềm tàng có trong hóa chất.

– Thuốc diệt có chứa nhiều chất độc hại, nguy hiểm nhất là dioxin, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất và nguồn nước sông ngòi, suối, hồ,…thậm chí có thể gây tử vong khi ở nhiệt độ thấp (do dioxin). 

3. Nguyên nhân do các hoạt động công nghiệp

– Các loại rác thải, nước thải từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất sắt thép, cơ khí, gia công kim loại, sửa chữa ô tô, xe máy chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

Nước thải chưa qua xử lý thải vào đất

Nước thải chưa qua xử lý thải vào đất

– Các cơ sở khai thác đá, các nhà máy sản xuất xi măng thải bụi ra môi trường, đặc biệt trong ngành sản xuất giấy, bột giấy có chứa sulfua và những chất hữu cơ khó phân hủy gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất.

– Than sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, qua quá trình khai thác mỏ, sản xuất nhựa dẻo, hóa chất, nylon,… không qua xử lí được thải trực tiếp vào môi trường đất.

– Đất nhiễm tro than và xỉ than sẽ xuất hiện các hạt màu trắng, sau đó chuyển sang màu xám và không đồng nhất. 

– Dầu và các chế phẩm từ dầu nếu bị đổ trên bề mặt đất sẽ ngăn không cho không khí vào đất cũng như ngăn sự trao đổi năng lượng mặt trời của đất và khiến đất bị ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường đất gây ra những hậu quả gì

1. Tác động tiêu cực đến sức khoẻ của con người

Ô nhiễm môi trường đất có thể khiến trẻ em chậm phát triển, khi sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh, rối loạn đường hô hấp, ung thư và các bệnh ngoài da.

2. Làm giảm chất lượng nguồn nước ngầm

Các chất gây ô nhiễm đất thẩm thấu vào mạch nước ngầm và làm nước bị ô nhiễm, giảm chất lượng, thậm chí chứa nhiều chất độc hại. 

3. Đất bị thoái hoá, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng

Khi nhiễm các chất độc hại, cấu tạo đất sẽ dễ bị thay đổi, dễ xói mòn, rửa trôi hơn khi gặp mưa lớn, đát bị nghèo dinh dưỡng, thậm chí không còn khả năng khai thác.

4. Làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp

Đất bị ô nhiễm sẽ khiến cho năng suất mùa vụ sụt giảm do đất thiếu chất dinh dưỡng khiến cây trồng chậm phát triển, chất lượng sản phẩm giảm sút, thậm chí nhiễm chất độc có trong đất.

Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất

Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất

Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất

1. Tăng cường sử dụng các sản phẩm hữu cơ

Khi việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ được khuyến khích vì tính an toàn, người dân sẽ giảm dần nhu cầu về thực phẩm vô cơ, kéo theo việc dùng các loại phân bón, thuốc trừ sâu giảm đi, góp phần tích cực vào việc giảm ô nhiễm môi trường đất, nước,…

2. Tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên để ngăn chặn ô nhiễm môi trường đất

Tái chế phế liệu, xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường không chỉ giúp giảm lượng chất thải mà còn tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu của quốc gia, nhất là các nguồn khoáng sản hữu hạn, không thể tái tạo.

Tái chế các loại phế liệu

Tái chế các loại phế liệu

Đồng thời, việc thu gom phế liệu cũng tạo công việc cho khá nhiều người, giúp họ có thêm thu nhập.

3. Sử dụng phân động vật trong nông nghiệp thay vì phân vô cơ

Các loại phân động vật giúp tăng lượng vi sinh vật có lợi, làm đất tươi xốp hơn và giảm thiểu chi phí chăm sóc cây trồng, đồng thời giúp đất không bị quá tải lượng chất dinh dưỡng có nồng độ cao như nitơ, phốt pho…

4. Hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp khuyến khích người dân sử dụng các phương pháp kiểm soát dịch hại sinh học, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay vì các loại thuốc trừ sâu để làm giảm độc tính cho đất.

Awesome Image

Lilly Anderson

Author

Denouncing pleasure and praising pain was born and I will give you a complete account of the system, and expound the actual teachings of that of the truth.